Nếu nói chuyện với những cha mẹ có kinh nghiệm về việc ngủ của trẻ sơ sinh, điều bạn sẽ nghe đi nghe lại là tầm quan trọng của việc thiết lập lịch trình ngủ cho bé.

Trong thực tế, việc đưa em bé vào một lịch trình giấc ngủ sớm là chìa khóa cho giấc ngủ khỏe mạnh ngay bây giờ và trong nhiều năm tới. Bài viết này nói về cách để đưa em bé của bạn vào một lịch trình ngủ.

lịch trình ngủ cho bé

Khi nào thì bạn có thể lập một lịch trình ngủ cho bé?

Khi em bé của bạn khoảng 2 tháng tuổi, đồng hồ sinh học của bé sẽ trở nên dễ đoán hơn một chút – và bạn có thể thử áp dụng một lịch trình ngủ cho bé về cơ bản.

Giữa 3 và 6 tháng, thời gian ngủ buổi tối, thời gian ngủ trưa và thời gian thức giấc của em bé sẽ dần diễn ra vào cùng thời điểm hàng ngày. Bạn sẽ học được cách dự đoán thời gian ngủ tự nhiên của em bé và tiến hành đưa bé ngủ khi bé đang buồn ngủ nhưng vẫn còn tỉnh táo, dạy bé kỹ năng quý giá mà mẹ nào cũng muốn là làm thế nào để bé tự mình đi vào giấc ngủ.

Hãy nhớ rằng việc huấn luyện giấc ngủ cho em bé bằng bất kỳ hình thức nào nên chờ đến khi em bé của bạn ít nhất là 4 đến 6 tháng tuổi nếu bạn quyết định làm điều đó.

Lịch trình ngủ tốt nhất cho em bé là gì?

Không có một lịch trình giấc ngủ nào phù hợp với tất cả các em bé. Các bé có sự khác nhau về thời gian và số lượng giấc ngủ hàng đêm và giờ ngủ trưa.

Bạn có thể có bé dậy sớm một cách tự nhiên thích thức dậy trước khi mặt trời mọc và ăn ngay lập tức … hoặc em bé của bạn có thể ngủ muộn hơn một chút.

Khi em bé của bạn lớn lên, bạn sẽ trở nên quen với dấu hiệu đói và ngủ của bé để phát triển một lịch trình cho việc ăn và ngủ phù hợp với gia đình của bạn.

Liệu bạn có thể đưa em bé sơ sinh vào một lịch trình giấc ngủ không? Vì em bé mới sinh của bạn đã dành 9 tháng qua trong tử cung tối ưu của bạn, bé sẽ không hiểu khi nào là ban ngày hoặc ban đêm trong những tuần đầu tiên của cuộc sống. Điều đó có nghĩa là bạn không thể đưa em bé của bạn vào một lịch trình giấc ngủ sơ sinh ngay lập tức.

Thông thường em bé mới sinh của bạn sẽ ngủ từ 14 đến 17 giờ một ngày (cho dù có thể thay đổi). Em bé của bạn sẽ ngủ từ hai đến ba giờ một giấc ngủ, sau đó dần dần là ba đến bốn giờ một lần (bé của mình thì khác, bé ngủ khá ngắn ban ngày khoảng 1 đến 1,5h và ngủ nhiều hơn vào ban đêm).

Hãy nhớ rằng nếu em bé mới sinh của bạn không tự thức dậy vào ban đêm, bạn sẽ cần đánh thức em bé để bú sữa mỗi hai đến ba giờ.

Một số gợi ý về cách đưa em bé vào một lịch trình giấc ngủ

Các gợi ý sau đây có thể giúp trong việc đưa em bé của bạn vào một lịch trình giấc ngủ đều đặn:

1. Bắt đầu sớm nhưng không quá sớm: Em bé mới sinh không thể tuân theo một lịch trình giấc ngủ, nhưng có thể thực hiện một lịch trình bú sữa và ngủ khi em bé của bạn đã 2 tháng tuổi dựa trên tính cách và thói quen ngủ của bé. Bạn có thể ghi chép giấc ngủ của bé để có được một ý tưởng về thời gian em bé của bạn thường ngủ sau đó bạn có thể lên lịch cho bé.

2. Theo dõi thời gian tỉnh giấc của bé, thời gian này có sự biến đổi theo tuổi: Ví dụ, trẻ sơ sinh chỉ thực sự tỉnh táo và nhạy cảm trong khoảng ba phút mỗi giờ, trẻ 1 tháng tuổi khoảng một giờ một lần và trẻ 3 tháng tuổi có thể lên đến hai giờ một lần. Và hãy nhớ, tất cả các em bé đều khác nhau.

3. Linh hoạt: Khi thực hiện các thói quen, em bé của bạn có thể thích mọi thứ được lên kế hoạch cẩn thận hoặc linh hoạt hơn. Hãy cố gắng điều chỉnh lịch trình giấc ngủ của em bé theo cách phù hợp, tuân theo nhịp sinh học tự nhiên của bé càng nhiều càng tốt.

4. Chú ý đến các dấu hiệu của giấc ngủ: Hãy để ý đến các dấu hiệu cho thấy em bé của bạn đang buồn ngủ, như xoa mắt, ngáp hoặc cáu kỉnh. Mục tiêu là để đưa em bé nằm xuống khi bé buồn ngủ nhưng vẫn chưa ngủ, để bé có cơ hội học cách tự mình đi vào giấc ngủ mà không cần sự giúp đỡ từ bạn.

Nếu việc đặt bé buồn ngủ xuống không hoạt động ngay lập tức, bạn hãy tiếp tục thử!

5. Tuân theo một thói quen trước khi ngủ: Thói quen làm cho trẻ cảm thấy an ủi và củng cố nhịp sinh học tự nhiên, tín hiệu rằng đã đến lúc đi ngủ. Một thói quen tốt trước khi đi ngủ cho em bé có thể bao gồm việc bé ăn rồi đến sự ôm hôn, tắm, mát-xa và hát ru. Bạn có thể rút ngắn thói quen đó (ví dụ chỉ bao gồm một bài ru) trước giờ đi ngủ.

6. Hợp nhất một lịch trình trong suốt phần còn lại trong ngày của bạn: bao gồm cùng một thời gian thức dậy, giờ đi ngủ trưa, thời gian ăn và thời gian chơi. Một thói quen trong ngày có thể làm cho giờ đi ngủ trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể muốn bé thức dậy vào buổi sáng với sự ôm hôn và ăn uống, tiếp theo là một cuộc đi dạo trong xe đẩy.

Khi em bé khoảng 3 tháng tuổi, bé có khả năng tự an ủi, vì vậy đừng vội vàng bế em bé của bạn lên nếu bé quấy rối vào ban đêm hoặc trong giờ đi ngủ. Thay vào đó, đợi một lúc để xem liệu bé có thể tự mình ngủ lại không. Nếu bé tiếp tục quấy rối, hãy cố gắng kiểm tra bé mà không ẵm bé lên.

7. Điều chỉnh nếu cần thiết: Hãy nhớ rằng trẻ con không thể dự đoán được, vì vậy lịch trình giấc ngủ của em bé sẽ tiến triển theo thời gian. Một chút thử nghiệm và lỗi sẽ giúp bạn tìm ra điều gì phù hợp với em bé của bạn.

Tại sao lịch trình giấc cho bé lại quan trọng?

Một lịch trình giấc ngủ bao gồm thói quen trước giờ ngủ buổi tối và giờ ngủ trưa mở đường cho việc dạy em bé của bạn tự mình đi vào giấc ngủ và tiến tới ngủ qua đêm. Nó cũng giúp cho bạn có thể đoán trước được những gì cần làm trong một ngày bận rộn. Từ đó cả bạn và bé đều có được sự nghỉ ngơi cần thiết.

Khi nào bạn nên đưa bé đi gặp bác sĩ?

Đừng ngần ngại đi khám bác sĩ nếu bạn có câu hỏi về lịch trình giấc ngủ hoặc vấn đề giấc ngủ của con bạn. Nhiều vấn đề về giấc ngủ sẽ có một giải pháp nếu bạn cần sự giúp đỡ.

Chúc bạn và bé khỏe vui!

Xem thêm bài viết: “Gọi sữa về” cho mẹ sau sinh – 3 kinh nghiệm quan trọng cho mẹ bỉm